Đánh Giá An Ninh Ứng Dụng Web
Đánh giá an ninh ứng dụng Web
Trong những năm gần đây sự phổ biến của các ứng dụng Web ngày càng phát triển đáng kể. Nhiều tổ chức đã chuyển đổi các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu vào các ứng dụng Web bằng cách sử dụng những công nghệ như ASP.NET, JSP, PHP và JavaScript.
Các ứng dụng dựa trên Web cho phép tổ chức có thể nhanh chóng phát triển một nền tảng độc lập, ứng dụng Client - Server có thể được truy cập từ mọi nơi, người dùng chỉ cần trang bị một trình duyệt Web. Ngoài ra, nhiều ứng dụng thương mại và ứng dụng nội bộ dựa trên nền tảng Web đã được phát triển để tạo điều kiện thuận lợi cho quy trình hoạt động, quản lý thông tin khách hàng, thu thập dữ liệu và tương tác trực tuyến.
Theo sau đà tăng trưởng nhanh chóng của các ứng dụng Web chính là sự xuất hiện các lỗ hổng trong ứng dụng, giao thức HTTP trở thành con đường đơn giản nhất để Hacker có thể đột nhập vào bên trong mạng lưới điện toán của công ty.
Đầu tiên, những ứng dụng Web nổi tiếng đã trở thành đích ngắm của rất nhiều tội phạm công nghệ cao trên thế giới, với hàng loạt các lỗ hổng nghiêm trọng bên trong ứng dụng, chẳng hạn như PHP, ASP.NET, JAVA.
Tiếp theo sau đó, rất nhiều ứng dụng thương mại và ứng dụng nội bộ được phát triển trên nền tảng Web thường xuyên phải cân nhắc lại về vấn đề an ninh ứng dụng, sau khi chúng trở thành nạn nhân của một số loại tấn công như SQL Injection hoặc Cross-Site Scripting.
Cuối cùng, việc tấn công vào các ứng dụng Web trở nên phổ biến bởi vì nó thường là con đường dễ dàng nhất và trực tiếp nhất để thâm nhập vào bên trong mạng lưới điện toán nội bộ, vì hầu hết các chính sách bảo mật của tất cả các loại Firewalls đều cho phép lưu lượng TCP đi vào cổng 80 và 443.
Đánh giá an ninh ứng dụng Web chính là mô phỏng cuộc tấn công của các tác nhân gây ra mối đe dọa (như tội phạm công nghệ cao, đối thủ cạnh tranh, nhân viên bất mãn bên trong nội bộ…), giúp xác định rủi ro an ninh bên trong ứng dụng và đo lường thẩm định hiệu quả bảo vệ của các cơ chế kiểm soát an ninh như Web Application Firewall, IPS. Mấu chốt của đánh giá an ninh ứng dụng Web chính là ở quy trình kiểm tra thủ công.
Quy trình này đòi hỏi các chuyên gia phải có kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực an ninh ứng dụng, đem lại kết quả đánh giá chính xác hơn so với những kết quả báo lỗi giả và thiếu chiều sâu của các công cụ đánh giá ứng dụng tự động hóa.
Đo lường thẩm định an ninh ứng dụng Web với DNA
Chúng ta không thể nào bỏ qua vấn đề an ninh trong ứng dụng Web, vì chúng chứa và nắm giữ nhiều thông tin vô cùng nhạy cảm, cũng như là con đường dễ dàng nhất để "đi sâu" vào bên trong mạng lưới điện toán nội bộ của tổ chức.
Các ứng dụng Web thu thập và lưu trữ rất nhiều thông tin cá nhân, thông tin đã được phân loại và các thông tin bí mật chẳng hạn như hồ sơ y tế, thông tin tài khoản ngân hàng và tín dụng, thông tin phản hồi của người dùng, dữ liệu khách hàng của tổ chức.
Ngoài ra, nếu tổ chức của chúng ta bị ràng buộc bởi việc tuân thủ pháp lý hoặc quy định đặc thù trong ngành công nghiệp như PCI, HIPAA hoặc Sarbanes-Oxly để bảo vệ sự riêng tư và bảo mật thông tin danh tính cá nhân, nếu các tác nhân mối đe dọa có thể đánh cắp được thông tin nhạy cảm thì tổ chức của chúng ta có nguy cơ phải đối mặt với rủi ro vi phạm pháp luật vì không tuân thủ pháp lý.
Đánh giá an ninh ứng dụng Web bởi DNA, sẽ cung cấp cho khách hàng một góc nhìn tổng thể về hiệu quả của các cơ chế kiểm soát an ninh mà khách hàng đã triển khai để bảo vệ ứng dụng Web, cũng như phân tích và khảo sát chi tiết về các lỗ hổng, ánh xạ chúng đến một mức độ rủi ro chấp nhận được. Open Web Application Security Project (OWASP), đã được phát triển trở thành một nền tảng toàn diện dành cho việc đánh giá an ninh ứng dụng Web. Nền tảng này sẽ bao gồm những hạng mục đánh giá như sau :
- Unvalidated Input Parameters
- Broken Access Control
- Broken Authentication and Session Management
- Cross Site Scripting (XSS)
- Cross Site Request Forgery (CSRF)
- SQL and Command Injection
- Improper Error Handling
- Buffer Overflows
- Insecure Configuration Management
DNA cũng sẽ tư vấn và hỗ trợ kế hoạch khắc phục rủi ro đối với những kết quả được phát hiện trong quá trình thẩm định đánh giá, đảm bảo thấu hiểu bối cảnh an ninh tổng thể trong ứng dụng Web của khách hàng. DNA còn có thể cùng với khách hàng giải quyết rủi ro và đạt được sự tuân thủ đối với với quy định của chính phủ hoặc của ngành công nghiệp như PCI, HIPAA.
Tại sao chọn DNA
Đã đến lúc cần tiếp cận an toàn thông tin theo cách thức tổng thể, có nghĩa là tổ chức cần phải hiểu và triển khai chiến lược an ninh có chiến thuật và chiến lược bài bản, rõ ràng, ánh xạ đến quy trình và các mục tiêu kinh doanh, đảm bảo pháp lý của tổ chức.
Rất nhiều công ty đang hoạt động trong lĩnh an toàn thông tin có quan điểm tập trung quá nhiều vào vấn đề kỹ thuật, kết quả khiến cho an toàn thông tin bị cô lập và không thể tích hợp được đến mục tiêu và sứ mệnh chung của tổ chức.
An toàn thông tin không chỉ là Hackers và những vấn đề về kỹ thuật. An toàn thông tin giờ đây là vấn đề kinh doanh và chúng ta cần những chuyên gia thực sự am tường, sâu sắc, hiểu rõ về kinh doanh, pháp lý, nhân sự, quản trị và cả kỹ thuật, để phát triển chiến lược an ninh, đo lường thẩm định hiệu quả, nâng cao nhận thức người dùng và cung cấp giải pháp chính xác đối với nhu cầu trong tổ chức của chúng ta.
DNA được thành từ những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chuyên ngành an toàn thông tin cho đến truyền thông, tài chính đầu tư và pháp lý, những người có bề dày kinh nghiệm và có thể hiểu được ATTT cần triển khai như thế nào để đạt được hiệu quả cao. Chúng tôi biết cách làm thế nào để có thể tích hợp ATTT vào trong tầm nhìn, sứ mệnh, quy trình, mục tiêu và mục đích kinh doanh hiện tại của khách hàng