Phát triển chiến lược an toàn thông tin
Chương trình chiến lược an toàn thông tin
Ngày nay, có rất nhiều tổ chức không ngừng cố gắng để xây dựng, phát triển và đạt được một chương trình chiến lược an toàn thông tin mang tính toàn diện và có sự gắn kết chặt chẽ, ánh xạ đến mọi định hướng kinh doanh, bảo mật, những yêu cầu tuân thủ quy định và pháp lý.
Nếu chương trình này được phát triển và thực hiện đúng cách thì tổ chức của chúng ta không chỉ đạt được những mục tiêu về bảo mật và tuân thủ, mà còn cải tiến quy trình kinh doanh và sự thấu hiểu về mức độ rủi ro của tổ chức.
Rất ít các tổ chức có đủ nguồn lực bên trong nội bộ để phát triển một chương trình chiến lược an toàn thông tin toàn diện và bảo đảm nó được thực hiện đúng cách.
Những yêu cầu về bảo mật luôn luôn thay đổi khi doanh nghiệp phát triển. Chi phí để duy trì nhân sự sở hữu những kiến thức chuyên sâu, những chuyên gia đầu ngành an toàn thông tin để phát triển chương trình chiến lược thường rất đắt.
DNA đã và đang phối hợp chặt chẽ với ban lãnh đạo và đội ngũ an toàn thông tin của nhiều tổ chức và doanh nghiệp, trải rộng xuyên suốt nhiều lĩnh vực để xây dựng, cải tiến và duy trì những chương trình chiến lược an toàn thông tin toàn diện, mạnh mẽ, với chi phí đầu tư hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và cải tiến quy trình kinh doanh, đạt được tầm nhìn và nhiệm vụ mà các tổ chức đã đề ra.
Sau khi DNA tiến hành phân tích đánh giá về tầm nhìn, nhiệm vụ, giá trị cốt lõi và định hướng kinh doanh, cùng mức độ an toàn thông tin hiện tại của khách hàng để thấu hiểu được khách hàng thực sự đang cần điều gì, đội ngũ chuyên gia của DNA sẽ tiến hành phát triển một chương trình chiến lược an toàn thông tin tổng thể để đáp ứng những nhu cầu cụ thể của khách hàng, liên quan trực tiếp đến định hướng kinh doanh, hồ sơ mối đe dọa, nhu cầu tuân thủ quy định pháp lý và những mục đích mang tầm chiến lược tổng thể.
Nhiều công ty tư vấn thường thực hiện cùng một cách tiếp cận trong việc phát triển chiến lược an toàn thông tin cho tất cả các tổ chức, bởi vì họ không lĩnh hội được ý nghĩa về định hướng và quy trình kinh doanh hiện tại của khách hàng.
Đừng để điều đó xảy ra với tổ chức của chúng ta ! Hãy phát triển chương trình chiến lược an toàn thông tin một cách chính xác ngay từ lần đầu tiên.
An toàn thông tin không phải là một dự án, nó là một quy trình và DNA có thể chỉ ra cho khách hàng hiểu được cách làm thế nào để không chỉ liên tục cải thiện chiến lược an toàn thông tin, mà còn dựa vào đó để định vị thương hiệu vượt trội trong thị trường mà khách hàng đang kinh doanh, nhờ vào chiến lược an toàn thông tin vững chắc.
An toàn thông tin và kinh doanh được đan xen hòa quyện vào nhau, chúng ta cần phải có đủ kiến thức và công cụ trong tầm tay để làm cho tổ chức của chúng ta không những đạt được tính cạnh tranh trên thị trường mà chúng ta đang kinh doanh, mà còn phải vượt trội và trở thành người dẫn đầu.
Phát triển chương trình chiến lược an toàn thông tin
DNA sẽ giúp cho khách hàng đánh giá bối cảnh an toàn thông tin hiện tại và hoạch định một chiến lược tổng thể xuyên suốt khắp toàn tổ chức hoặc nâng cao hiệu quả của chương trình chiến lược hiện hữu.
Những khuyến nghị chi tiết trong mọi lĩnh vực an toàn thông tin; bao gồm cơ cấu tổ chức và kế hoạch chiến lược; lãnh đạo, biên chế và tổ chức; các chính sách, thủ tục và nghị định; các công nghệ và hệ thống kỹ thuật; an ninh vật lý; xác định, đánh giá, phân tích và sắp xếp mức độ ưu tiên của rủi ro; ánh xạ các rủi ro đến mức độ chấp nhận được; phát triển chỉ số và phương pháp đo lường hiệu quả dựa trên mô hình kinh doanh, lĩnh vực của khách hàng.
Đánh giá, phân tích & quản lý rủi ro
DNA sẽ tiến hành xác định các kẽ hở an ninh và rủi ro bên trong tổ chức của khách hàng. DNA sử dụng một phương pháp xếp hạng rủi ro độc quyền, linh hoạt và dễ hiểu.
Phương pháp này sẽ xếp hạng rủi ro theo từng mức độ ưu tiên như Critical, High, Medium, Low và Informational dựa trên nhiều yếu tố, chẳng hạn như dễ dàng khai thác, mức độ ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng, quy trình kinh doanh và độ phổ biến của mối đe dọa.
Các chuyên gia của DNA sẽ áp dụng một số phương pháp xếp hạng lỗ hổng và rủi ro phổ biến như CVSS v2, DREAD, FAIR, OCTAVE. Nếu khách hàng muốn chúng tôi sử dụng một trong các mô hình xếp hạng này hoặc mô hình đặc thù ưa thích của khách hàng, chúng tôi chắc chắn có thể đáp ứng được yêu cầu đó.
Phân tích chi phí/lợi ích các dự án an toàn thông tin
Chúng tôi sẽ tiến hành phân tích, đánh giá và hỗ trợ khách hàng xem xét ngân sách dành cho an toàn thông tin hàng năm, căn chỉnh chi phí dựa trên kết quả đánh giá rủi ro, loại bỏ những chi phí không hiệu quả nhằm tiết kiệm ngân sách cho tổ chức, nâng cao lợi tức đầu tư vào an toàn thông tin (Return on security invesment), gia tăng giá trị của an toàn thông tin đối với tổ chức.
Hoạch định chính sách, thủ tục và các khuyến nghị
Các chính sách sẽ lái quy trình an toàn thông tin hướng về mục tiêu kinh doanh cốt lõi. Chính sách đóng vai trò như sự chỉ thị định hướng của ban lãnh đạo cấp cao trong việc thực hiện thành công an toàn thông tin xuyên suốt khắp toàn tổ chức.
Chính sách giống như một hiến pháp cần phải được tôn trọng và cam kết thực hiện bởi tất cả mọi người trong tổ chức. Thủ tục sẽ giải thích từng bước tiếp cận cụ thể để thực hiện và tuân thủ các chính sách an toàn thông tin được ban hành bởi ban lãnh đạo.
Các chuyên gia của DNA có thể giúp cho khách hàng hoạch định chính sách, thủ tục và khuyến nghị liên quan đến an toàn thông tin một cách bài bản, mạnh mẽ, theo dõi và giám sát sự tuân thủ chính sách của toàn bộ nhân sự trong tổ chức.
Mấu chốt thành công trong việc hoạch định chính sách, thủ tục và khuyến nghị chính là sự đơn giản, mang tính thực tiễn và tuân thủ theo những thông lệ tiêu chuẩn trong lĩnh vực an toàn thông tin.
Định vị giá trị an toàn thông tin đối với thương hiệu tổ chức
An toàn thông tin là một phần thương hiệu tổ chức, từ sản phẩm cho đến dịch vụ. Sự an toàn bảo mật của các sản phẩm và dịch vụ giờ đây là một phần nằm trong lời cam kết của tổ chức đối với thị trường, khách hàng và các cổ đông.
Thương hiệu rất quan trọng đối với an toàn thông tin, bởi vì quá trình xây dựng thương hiệu sẽ giúp truyền đạt những nguyên tắc cơ bản quan trọng, liên kết an toàn thông tin với mục đích rõ ràng.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, các phòng ban khác trong nhiều tổ chức thông thường vẫn xem an toàn thông tin như là một rào cản đối với các hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Nếu an toàn thông tin muốn được đặt vào quá trình hoạch định chiến lược chung của tổ chức nhằm chứng minh được giá trị thực tiễn của an toàn thông tin, các chuyên gia hoạch định chiến lược cần phải xem xét những thế mạnh ở chính ban lãnh đạo an toàn thông tin, cần phải trả lời hai câu hỏi cơ bản sau đây :
1. Làm thế nào an toàn thông tin có thể giúp tổ chức đạt được các mục tiêu chiến lược ?
2. Làm thế nào để chiến lược an toàn thông tin có thể là một tài liệu "sống", được cập nhật định kỳ, để phản ánh những thay đổi về các mức độ ưu tiên của tổ chức dựa trên những xu hướng trong ngành, thị trường hoặc các công nghệ mới ?
Tại DNA, chúng tôi đóng vai trò là một đối tác chiến lược, sát cánh cùng khách hàng để giải đáp những câu hỏi trên.
Tại sao chọn DNA
Đã đến lúc cần tiếp cận an toàn thông tin theo cách thức tổng thể, có nghĩa là tổ chức cần phải hiểu và triển khai chiến lược an ninh có chiến thuật và chiến lược bài bản, rõ ràng, ánh xạ đến quy trình và các mục tiêu kinh doanh, đảm bảo pháp lý của tổ chức.
Rất nhiều công ty đang hoạt động trong lĩnh an toàn thông tin có quan điểm tập trung quá nhiều vào vấn đề kỹ thuật, kết quả khiến cho an toàn thông tin bị cô lập và không thể tích hợp được đến mục tiêu và sứ mệnh chung của tổ chức.
An toàn thông tin không chỉ là Hackers và những vấn đề về kỹ thuật.
An toàn thông tin giờ đây là vấn đề kinh doanh và chúng ta cần những chuyên gia thực sự am tường, sâu sắc, hiểu rõ về kinh doanh, pháp lý, nhân sự, quản trị và cả kỹ thuật, để phát triển chiến lược an ninh, đo lường thẩm định hiệu quả, nâng cao nhận thức người dùng và cung cấp giải pháp chính xác đối với nhu cầu trong tổ chức của chúng ta.
DNA được thành lập từ những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chuyên ngành an toàn thông tin cho đến truyền thông, tài chính đầu tư và pháp lý, những người có bề dày kinh nghiệm và có thể hiểu được ATTT cần triển khai như thế nào để đạt được hiệu quả cao. Chúng tôi biết cách làm thế nào để có thể tích hợp ATTT vào trong tầm nhìn, sứ mệnh, quy trình, mục tiêu và mục đích kinh doanh hiện tại của khách hàng.