• DNA được Bộ TTTT cấp Giấy Phép Kinh Doanh Dịch Vụ An Toàn Thông Tin

    Cuối tháng 12 vừa qua, DNA chính thức đón nhận Giấy phép kinh doanh dịch vụ An toàn thông tin do Bộ Thông Tin & Truyền Thông cấp, cho phép DNA phát triển và kinh doanh các loại hình dịch vụ an toàn thông tin. Giấy phép số 452/GP-BTTTT chính thức có hiệu lực từ ngày 28/12/2018 và có giá trị trong vòng 10 năm. Trong giai đoạn quyết định lựa chọn lĩnh vực, dịch vụ mà DNA sẽ đăng ký để nhận giấy phép, tập thể Ban lãnh đạo và các cổ đông của DNA đồng thống nhất giữ vững triết lý và tôn chỉ kinh doanh ngay từ những ngày đầu sáng lập: "Không bán giải pháp hay sản phẩm bảo mật, chỉ cung cấp dịch vụ ATTT cao cấp"

  • Dịch vụ Đánh Giá An Toàn Thông Tin: Mô phỏng toàn diện tư duy và hành vi của Hacker

    Dịch vụ Đánh giá An toàn thông tin của DNA nói một cách chính xác là mô phỏng toàn diện tư duy và hành vi như "đối thủ cạnh tranh" của khách hàng, thông qua đó DNA có thể chứng minh được kẻ tấn công bằng cách nào có thể truy cập trái phép đến hạ tầng hệ thống và dữ liệu nhạy cảm, từ đó giúp cho khách hàng biết được chính xác cần phải tập trung đầu tư vào điều gì để bảo vệ tổ chức đối với những cuộc tấn công diễn ra trong thực tế.

  • Đầu tư 2 tỷ đồng để triển khai chiến lược toàn diện đảm bảo ATTT cho tỉnh Tây Ninh

    Thực hiện Quyết định 2521/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt dự án Triển khai chiến lược toàn diện đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho Trung tâm tích hợp dữ liệu (TTTHDL) của tỉnh đến năm 2020; Công văn số 970/UBND-VH ngày 14/4/2015 của UBND tỉnh về việc tăng cường bảo đảm ATTT trong cơ quan, tổ chức nhà nước. Vào đầu tháng 5 vừa qua, Công ty cố vấn chiến lược An toàn thông tin DNA và Sở Thông Tin Truyền Thông tỉnh Tây Ninh đã chính thức ký kết hợp đồng thực hiện dự án "Triển khai chiến lược toàn diện đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho Trung tâm THDL tỉnh". Tổng mức đầu tư của dự án là gần 2 tỷ đồng.

  • Triển khai dự án đánh giá an toàn thông tin cho TOP 10 công ty gia công phần mềm

    Sau khi khảo sát và tìm hiểu về thị trường đánh giá an toàn thông tin tại Việt Nam, KMS đã quyết định hợp tác với công ty cố vấn chiến lược và đánh giá độc lập an toàn thông tin DNA. Là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ đánh giá cao cấp liên quan đến an toàn thông tin, DNA đã đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt của KMS, chịu trách nhiệm đánh giá an toàn thông tin định kỳ hàng năm, mỗi năm sẽ thay đổi những loại hình đánh giá khác nhau để kiểm tra toàn diện các mối đe dọa mà KMS có thể đối mặt trong tương lai.

Strategic Consulting

Cố vấn chiến lược

Ngày nay, nhiều tổ chức không ngừng cố gắng xây dựng, phát triển và mong muốn triển khai thành công một chiến lược an toàn thông tin toàn diện, có sự gắn kết chặt chẽ với những mục tiêu bảo mật rõ ràng, các yêu cầu quy định pháp lý và tiêu chuẩn quốc tế.

Nếu chiến lược an toàn thông tin được triển khai đúng cách thì tổ chức không chỉ đạt được những mục tiêu về bảo mật và tuân thủ, mà còn có thể thấu hiểu tường tận bức tranh an toàn thông tin của tổ chức.

Penetration Testing

Đánh giá An Toàn Thông Tin

Dịch vụ Đánh giá An toàn thông tin của DNA nói một cách chính xác là mô phỏng toàn diện tư duy và hành vi của Hacker, thông qua đó DNA có thể chứng minh được kẻ tấn công bằng cách nào có thể truy cập trái phép đến hạ tầng hệ thống và dữ liệu nhạy cảm của khách hàng.

DNA cung cấp một loạt các dịch vụ Đánh giá an toàn thông tin cao cấp, được thiết kế để đáp ứng toàn diện đối với từng nhu cầu cụ thể của khách hàng.

SANS

Huấn luyện đào tạo

Chương trình huấn luyện đào tạo của DNA được thiết kế để kết hợp giữa kiến thức nền tảng và kinh nghiệm thực tế vào bên trong từng giáo trình huấn luyện.

Đối với các chương trình huấn luyện hướng về kỹ năng quản lý, học viên sẽ được trải nghiệm phối hợp triển khai các dự án mà DNA đã và đang thực hiện, nhằm giúp học viên có cái nhìn thực tế đối với lĩnh vực an toàn thông tin.

Một số tổ chức tiêu biểu hàng đầu tại Việt Nam đã tin cậy DNA
DNA Customer

Tấn công môi trường ảo hóa Vmware vSphere

Vmware vSphere là một lớp nằm trong tổng thể môi trường mạng lưới điện toán của doanh nghiệp. Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ một vài mối đe dọa đối với Vmware vSphere cùng những cách thức tấn công vào môi trường điện toán đám mây.

Những năm gần đây tôi cảm thấy thật may mắn khi có cơ hội được hợp tác với một số doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam như Eximbank, Vinasoy, Liberty Insurance ... thông qua việc cung cấp các dịch vụ đánh giá bảo mật và tư vấn chiến lược an toàn thông tin, cùng một số khóa đào tạo chuyên ngành như Ethical Hacking, Ultimate Web Hacking, CISSP...

Những công việc này tiến triển khá tốt, thời gian gần đây tôi nhận được một số yêu cầu từ phía khách hàng, nhắm đến xu hướng mới : Đánh giá bảo mật môi trường điện toán đám mây hay còn gọi là ảo hóa.

Làm việc với ảo hóa rất thú vị tuy nhiên chúng luôn luôn có một nhược điểm về mặt an ninh. Rất nhiều chuyên gia quản trị hệ thống thường "bỏ qua" việc đảm bảo an ninh trong môi trường ảo hóa VMware vSphere. Người ta mặc định suy nghĩ rằng vì ảo hóa thường được triển khai trong môi trường nội bộ nên mức độ rủi ro thấp, vấn đề đảm bảo an ninh cho Hypervisor và vCenter bị xem nhẹ một cách "đáng sợ" !

Trong bài viết này tôi mặc định rằng bạn đã có một số kiến thức cơ bản về điện toán đám mây, về Vmware vSphere, tôi sẽ không đi vào những gì VMware vSphere hay vCenter làm được, cũng như ưu điểm và khuyết điểm của công nghệ điện toán đám mây.

Chúng ta sẽ bắt đầu bài viết này bằng cách thảo luận một vài lý do như : Tại sao kiến trúc ảo hóa nên được xem như là một lớp (Layer) nằm bên trong môi trường mạng lưới điện toán, góp phần vào những cuộc tấn công môi trường điện toán tổng thể.

Trước hết phần mềm ảo hóa (virtualization software) là nền tảng cơ bản của môi trường ảo hóa (virtualized environment). Tất cả các máy chủ ảo đều phụ thuộc vào nó và khi một ai đó truy cập được vào giao diện quản lý (management interfaces), toàn bộ cơ sở hạ tầng đều có thể sẽ bị chiếm quyền kiểm soát.

Chúng ta đều hiểu rằng ảo hóa có thể được triển khai bằng nhiều cách khác nhau, trải dài từ một thiết kế đơn giản cho đến các loại hình có kiến trúc mạnh mẽ hơn và phức tạp hơn. Dù cho phức tạp đến mức độ nào chúng đều có những mối đe dọa tiềm tàng cần phải được đánh giá.

Tôi đã được "diện kiến" với những cách thiết kế kiến trúc ảo hóa tốt nhất khi hầu hết các mối nguy hiểm đều được giải quyết một cách nghiêm túc và ngược lại tôi cũng đã "tiếp xúc" với những kiểu thiết kế kiến trúc vô cùng cẩu thả, nơi mà chúng ta có thể dễ dàng bị chiếm quyền truy cập bởi từ bất kỳ ai.

Lấy ví dụ, việc sử dụng Shodan tại http://www.shodanhq.com. Nếu bạn chưa biết đến Website này, bạn nên dành thời gian tìm hiểu về những khả năng khá "kinh hoàng" đằng sau hệ thống ấn tượng này. Một lời giải thích đơn giản nó chính là công cụ tìm kiếm máy chủ (Server Search Engine).

Ở Hình 1, bạn sẽ thấy một truy xuất tìm kiếm đơn giản về "VMware Esx".

 

Hình 1 : Khung tìm kiếm của Shodan

 

Hình 2 : Kết quả tìm kiếm của Shodan

Đây là danh sách các máy chủ được kết nối trực tiếp ra Internet và Shodan đã tìm thấy chúng. Quả thật đáng sợ ! Không một chút bảo mật nào phải không ? Một trong số các hệ thống này có thể chứa những máy chủ dành cho việc phát triển ứng dụng, cơ sở dữ liệu, mức độ tiếp xúc "trần trụi" như thế này không phải là một ý kiến hay ! Khi ta dùng trình duyệt để truy cập đến một trong những địa chỉ IP trong danh sách trên, ta sẽ thấy dữ liệu đưa ra như Hình 3.

 

Hình 3 : Máy chủ đang vận hành ESXi 5 được tìm thấy bởi Shodan


Liên hệ DNA

 

Mobile  +84 (28) 38 266 877
  +84 (28) 39 401 619

 

Location  DNA Headquarter
  60 Nguyễn Đình Chiểu

  F1 Rosana Tower, Quận 1
         TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam